• :
  • :
Trung tâm Y tế huyện Lâm Bình - Nơi người bệnh được cảm thông và chia sẻ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Covid-19: Phát hiện SARS-CoV-2 tấn công mạch máu trên khắp cơ thể

Virus Corona mới gây dịch Covid-19 tấn công tấn công niêm mạc các mạch máu trên khắp cơ thể, có thể dẫn đến suy đa tạng, theo một nghiên cứu mới công bố trên The Lancet.

“Virus không chỉ tấn công phổi, nó tác động đến mạch máu ở toàn bộ cơ thể người bệnh”, Frank Ruschitzka, tác giả nghiên cứu trên tạp chí The Lancet, công tác tại Bệnh viện Đại học Zurich. Thụy Sĩ, cho biết.

Ruschitzka nói các nhà nghiên cứu phát hiện SARS-CoV-2 gây tổn hại cho cơ thể nhiều hơn là chỉ gây viêm phổi.

“Virus xâm nhập vào lớp tế bào, là tuyến phòng thủ của các mạch máu, gây ra các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn, khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu”, Ruschitzka nói, đề cập đến vấn đề lưu thông trong các mạch máu.

Virus làm giảm lưu thông máu đến các phần khác nhau trên cơ thể, thậm chí gây dừng tuần hoàn, theo Ruschitzka – người đứng đầu trung tâm tim mạch và khoa tim mạch tại bệnh viện ở Thụy Sĩ, nói.

“Theo những gì chúng tôi quan sát lâm sàng, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có vấn đề ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, thận, ruột, khắp mọi nơi”, Ruschitzka nói.

Covid-19: Phát hiện SARS-CoV-2 tấn công mạch máu trên khắp cơ thể - 1

Nghiên cứu mới chỉ ra tác động của SARS-CoV-2 đối với mạch máu.

Đó là lý do vì sao những người hút thuốc và những người mắc bệnh từ trước có tế bào trong mạch máu bị tổn thương hoặc mạch máu không khỏe mạnh, dẫn đến dễ nhiễm virus hơn.

Các bệnh nền dễ khiến người bệnh tổn thương vì virus nhất bao gồm huyết áp cao, bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu công bố hôm 18.4, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của SARS-CoV-2 trong các tế bào nội mô, nằm bên trong các mạch máu ở bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Mặc dù nghiên cứu chỉ dựa trên kết quả phân tích của ba trường hợp người bệnh, Ruschitzka cho biết các bệnh nhân khác bị suy tạng cũng có virus ở mạch máu.

Một trong các trường hợp được nhắc đến trong nghiên cứu là một bệnh nhân 71 tuổi, bị suy đa tạng và qua đời. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, khu vực ghép thận của bệnh nhân có chứa cấu trúc virus.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các tế bào bị viêm nhiễm trong tim, ruột non và phổi, nơi xảy ra tắc nghẽn ở các mạch máu nhỏ.

Một trường hợp khác là người bệnh 58 tuổi bị tiểu đường, béo phì, có các triệu chứng thiếu máu cục bộ đến ruột non và về lâu dài có thể gây suy tạng. Dấu vết viêm nhiễm được tìm thấy cả ở phổi, tim và thận của người bệnh.

Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đề xuất các liệu pháp để ổn định nội mạc, trong khi đối phó với sự gia tăng số lượng của virus.

Ruschitzka nói tăng cường sức khỏe mạch máu có thể là chìa khóa để điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. “Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao và người già nên được tập trung điều trị bệnh lý liên quan đến tim mạch. Điều trị càng tốt họ càng có khả năng sống sót sau khi nhiễm Covid-19”, Ruschitzka nói.

John Nicholls giáo sư lâm sàng về bệnh lý tại Đại học Hong Kong, cho rằng cần có thêm nghiên cứu về vấn đề này. “Trong khi nhiều cấu trúc nhìn từ kính hiển vi có vẻ giống với virus, cần đến các kỹ thuật khác trong phòng thí nghiệm để xác nhận tình trạng tổn thương do SARS-CoV-2”


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Liên kết website

Giấy phép thiết lập số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 28/12/2014